Ai cũng biết người có đạo đức thì được người trong xã hội kính trọng, dù họ là người nghèo. Thế là nhiều người trong xã hội cũng giả làm người có đạo đức trong xã hội, với mong muốn dành được sự tôn trọng của mọi người. Có nhiều người bị họ lừa cũng yêu mến, tôn trọng và nghĩ họ là người tốt thật. Nhưng họ lừa được người khác trong bao lâu? Sớm muộn thì nhân cách không tốt của họ sẽ bị bộc lộ ra cả thôi. Thế là họ vừa là kẻ có nhân cách không tốt, là còn là kẻ giả dối nữa. Những người khôn ngoan sẽ tránh xa họ. Vì không biết khi nào họ thật lòng, khi nào họ gian dối. Một người lòng dạ khó đoán biết như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường, tựa như một con rắn độc vậy. Từ xưa đến nay, những kẻ đạo đức giả vẫn bị người trong xã hội khinh bỉ, coi thường. Họ nói: Thà không tốt công khai, còn hơn những người giả vờ là lương thiện!
Cũng như vậy, đứckhiêm tốn quả là một đức tính cao quý của con người. Nhưng hãy tu chỉnh nhân cách để mình khiêm tốn. Chứ đừng đóng kịch mình là người khiêm tốn. Chứ thật ra mình là kẻ khoe khoang, kiêu căng và hợm hĩnh. Sự tung hô của người khác chỉ là những thứ bên ngoài. Đôi khi nó rất phù du và không có giá trị đích thực với cuộc sống của mỗi người. Nhưng những hiểm họa từ những kẻ trộm cướp, những kẻ muốn tranh đoạt quyền lực và lợi ích với ta là một điều hoàn toàn hiện hữu. Nếu ta không biết khiêm tốn để tự bảo vệ bản thân thì sẽ có ngày mang họa vào người, có khi còn bị mất mạng nữa. Dân gian Việt Nam có câu: Ếch chết tại miệng là như thế đấy!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét