Chị Mỹ Lệ bị gặp tai nạn, không biết sống chết thế nào. Buồn quá! Buồn hơn là Hạnh không phải bạn chính thức của chị ấy để đi thăm. Xét về mối quan hệ, Hạnh chỉ là em gái một người bạn của chị Mỹ Lệ thôi. Hạnh đi lang thang ở chợ, ngắm hàng hóa. Đấy là một thói quen giảm stress của Hạnh.
Ồ, có một bà già bán con chó con to quá. Con chó trông cũng thoai thoai rồi. Chắc đang tầm lớn nhanh nhất đây. Mà sao bà ấy lại dại dột nuôi to thế rồi mà còn bán nhỉ? Vì chó giống ở thời điểm này đắt nhất cũng chỉ khoảng 70 nghìn đồng một con thôi. Con chó màu vàng tươi, tai cụp nhìn xinh quá. Hạnh vốn rất thích chó con. Cô đanh rảnh nên đứng lại xem chó. Bà cụ già bán chó thấy vậy xoắn lấy Hạnh. Bà mời như cầu xin Hạnh: Cô ơi cô mua con chó của tôi đi. Con chó này ngoan lắm cô ạ. Trông cô hiền lành và có vẻ rất yêu chó, tôi sẽ bán rẻ cho cô!
Hạnh thích con cún này thật. Nhưng mà cô đâu có tiền. Hàng tuần mẹ cô cho cô chỉ đủ tiền ăn học thôi. Dè xẻn, tiết kiệm và tiêu dùng vào cả những đồng tiền của mẹ và chị cho để may quần áo cũng chẳng đáng là bao. Mà trong túi còn đúng 30 nghìn. Mua con chó này thì mai ăn bằng gì?
Nhung bà cụ bán con chó cứ như người chết đuối vớ được cọc cứ nằn nì Hạnh mãi. Vì hôm nay không phải ngày chợ phiên nên không có khách mua chó. Hơn nữa, con chó này để nuôi thì hơi quá già. Hạnh chợt nảy ra ý định mua con chó này về thịt! Trông nó khá to, dễ đến 4 cân chứ chẳng ít. Mà như thế thì so với giá thịt thì thật rẻ. Hạnh sẽ ăn thoải mái trong hai ngày tới! Nhưng mà làm vậy thì tội nghiệp con chó quá!
Thấy Hạnh lưỡng lự, bà cụ lại cố thuyết phục, cầu xin. Bà nói bà cần bán con chó để đóng tiền học cho cháu bà, không đóng là cô giáo không cho nó đến lớp nữa. Nói đến đây bà cụ đầy ngậm ngùi cố kìm nén cảm xúc tủi khổ của mình. Còn Hạnh lại nhớ về những ngày tuổi thơ tủi cực vì không có tiền đóng học phí. Hạnh sẽ giúp bà ấy. Hạnh hỏi giá con chó. Bà cụ nói, người khác mua tôi đòi giá cao hơn. Nhưng cô mua tôi chỉ lấy 50 nghìn thôi. Vì tôi còn thiếu đúng 50 nghìn nữa thôi.
Mấy người hiếu kỳ quây xung quanh. Hạnh sực nhớ trong túi chỉ có 30 nghìn. Mà trả bà ấy 30 nghìn con chó thì tội nghiệp quá. Cô vờ quay ra nói sao bà đi bán con chó to thế, hay là nó bị ...rồ thì sao? Bà cụ cố thuyết phục Hạnh, nó không rồ đâu cháu ạ. Hàng ngày nó vẫn chơi đùa với hai đứa cháu của bà. Giờ cần tiền đóng học cho cháu, ta buộc phải bán nó. Bà cụ còn đưa cả tay vào mồm con chó để chứng minh cho Hạnh là nó không bị làm sao khiến cô ứa lệ vì thương bà. Rồi Hạnh sực nhớ đến con lơn tiết kiệm, tuy Hạnh mới mua lơn và đút tiết kiệm từ đầu tuần. Nhưng đập nó ra bây giờ cộng với số tiền Hạnh có cũng thừa đủ để Hạnh mua con chó của bà cụ. Hạnh nói bà đợi một nát để cháu về lấy thêm tiền cả chỗ này không đủ, rồi ù té chạy.
Phải đập con lợn đất mới tinh đẹp tuyệt vời. Hạnh buồn lắm, nhưng mà chỉ còn cách ấy thôi. Cô cẩn thận khoét một lỗ to dưới bụng con lợn để lấy hết tiền ra. Hớt hải cần tiền chạy ra mua chó, cháu trai bà ấy khoảng 6, 7 tuổi mới xoắn lấy con chó mà khóc trông thật tội nghiệp. Thương quá, Hạnh đành nói, nhà chị số 31, ở phố này. Bao giờ em có tiền chị cho đến mà chuộc lại chó. Hạnh đang định lấy chó đem về thì một bà thấy thế lao vào rằng mua. Bà ta trả bà cụ 80 nghìn con chó làm bà cụ đổi ý bán cho bà ấy. Vì bà cụ thật sự đang rất cần tiền. Hạnh không trách bà ấy. Chỉ thấy hơi buồn bực vì lỡ phá vỡ kế hoạch tiết kiệm của mình mà không được việc gì. Cô lặng lẽ ra về.
Có ai ngờ lòng người thật ác. Thấy người ta nghèo khổ, rơi vào cảnh bần cùng lại chèn ép người ta thêm. Đợi Hạnh đi mất, bà khách kia hạ giá chó xuống còn 35 nghìn đồng làm bà cụ nước mắt lưng tròng. Do biết địa chỉ nhà Hạnh, hai bà cháu đành muối mặt đem chó đến tận nhà bán cho Hạnh. Hạnh hơi giận họ vì tiếc con lơn đất đã vỡ, nhuwg hoàn cảnh của họ thật đáng thương. Dù không biết bà cụ là ai và ở đâu. Hạnh cho bà cụ vay tiền đóng học phí cho cháu. Hạnh còn cho cháu bà ấy mấy quyển vở ô li thừa ở nhà và dặn nó hãy viết chữ thật đẹp. Đứa bé sung sướng và đăm chiêu một lúc rồi hỏi xin Hạnh con lợn đất vừa bị cô khoét thủng. Hạnh cũng thích con lợn đó lắm, vì nó rất đẹp. Định bụng giữ lại làm vật trang trí trong nhà. Nhưng nghĩ chắc thằng bé chẳng có đồ chơi bai giờ. Hạnh tặng thằng bé con lợn đất.
Bà cụ mừng lắm vì không phải bán chó mà vẫn có tiền đóng học cho cháu. Bà hẹn ngày đem tiền đến trả Hạnh. Mấy người hàng xóm nhà Hạnh nói cô ngu. Thời đại này người đi lừa nhiều lắm. Người ta chỉ giả vờ khóc mấy giọt nước mắt mà Hạnh cho người ta vay tiền dù cô không biết họ là ai. Hạnh mặc kệ, cô bỏ ngoài tai những lời đó. Vì cô nghĩ, thà cô bị lừa còn hơn là không giúp đỡ một trường hợp đáng thương thế. Lòng cô tháy cái gì đó vui vui .
Rồi cô sốt sắng chuẩn bị đồ để chiều mai về quê. Cũng đến một tháng rồi kể từ ngày chị Mỹ Lệ bị tai nạn. Cô không biết thông tin gì mới của chị ấy. Chỉ biết chị ấy đang nằm ở một viện tốt nhất Việt Nam. Hạnh cần về nhà ở quê để hỏi thăm tin tức của chị Mỹ Lệ từ người chị gái. Dù sao họ cũng học chung lớp nên biết nhiều thông tin về nhau.
Còn nữa ....
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>> Việt Nam Đất Nước Con Người
>> Giá Trị Của Tình Bạn
>> Khi Phụ Nữ 32 Tuổi
>> Anh Bán Thớt Gỗ ( tập 1)
>> Cặp Vợ Chồng Bán Thớt (tập 2)
>> Tình Yêu Của Cặp Vợ Chồng Bán Thớt ( Tập cuối)
>> Tản Mạn Về Sự Thành Công
>> Giấc Mơ Lọ Lem
>> Cuộc Sống Thời Hiện Đại
>> Chị Dâu - Em Chồng ( tập 1)
>> Chị Dâu - Em Chồng ( tập cuối)
>> Tiểu Thư Cũng Khóc
>> Cuộc Hành Trình Sinh Con Một Mình Của Cô Sinh Viên Sư Phạm
>> Chông Chênh Trong Hạnh Phúc
>> Giá Trị Của Tình Bạn
>> Khi Phụ Nữ 32 Tuổi
>> Anh Bán Thớt Gỗ ( tập 1)
>> Cặp Vợ Chồng Bán Thớt (tập 2)
>> Tình Yêu Của Cặp Vợ Chồng Bán Thớt ( Tập cuối)
>> Tản Mạn Về Sự Thành Công
>> Giấc Mơ Lọ Lem
>> Cuộc Sống Thời Hiện Đại
>> Chị Dâu - Em Chồng ( tập 1)
>> Chị Dâu - Em Chồng ( tập cuối)
>> Tiểu Thư Cũng Khóc
>> Cuộc Hành Trình Sinh Con Một Mình Của Cô Sinh Viên Sư Phạm
>> Chông Chênh Trong Hạnh Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét