Nó không hòa hợp với những người bạn cùng phòng lắm. Họ không tôn trọng và coi thường nó. Mặc dù gần như tất cả đồ đạc trong phòng đều là đồ của nó. Nhà nó cũng chẳng giầu có gì. Nhưng nó nghĩ đi học thì phải sắm những vật dụng ấy thôi. Nó để mọi người thoải mái dùng đồ của nó. Âu cũng là cách để mọi người yêu quý nó hơn.
Nó hay đứng hành lang ngắm cảnh sân trường và tận hưởng bầu không khí thoáng đãng trước khu ký túc xá. Thời điểm này sinh viên của các khối lớp trung cấp đang trong giờ tự học. Sân trường trở lên vắng lặng lạ thường. Nhưng kỳ lạ chưa, có hai cô bé ở lớp trung cấp cũng hay đứng ở hành lang giống nó. Đôi khi nó thấy hai cô bé này rất buồn, thậm chí là khóc nữa.
Nhìn họ cũng tồi tội thế nào ấy. Chả gì năm xưa nó cũng là sinh viên trung cấp như những em này. Và nó đã chịu đựng không biết bao sự áp bức và bất công ở nơi đây.
Nhìn họ cũng tồi tội thế nào ấy. Chả gì năm xưa nó cũng là sinh viên trung cấp như những em này. Và nó đã chịu đựng không biết bao sự áp bức và bất công ở nơi đây.
Một lần nó lại thấy cô bé đó đang khóc. Nó nhẹ nhàng gọi lại và hỏi căn nguyên. Thì ra cô bé đó bị thầy giáo và cả phòng kết luận ăn cắp tiền. Họ hắt hủi chúng. Tuyến còn thề sống thề chết là cô ta không làm thế. Nó thì bán tín bán nghi. Dù sao cũng là trộm nhảy qua rào. Thế là nó mặc kệ. Tuyến lại cùng quê với anh chàng mà nó đang rất thích. Thế là nó cũng chuyện trò với cô ta, vì biết đâu sẽ có thêm một sợi dây liên hệ với anh chàng kia.
Có cô bạn đến nói với nó: Chị Hạnh ơi, chị đừng chơi với hai con ăn cắp đấy. Chúng nó còn đi ăn cắp đồ lót ngoài chợ và bị chủ hàng phát hiện và cho một trận bẽ cả mặt. Nhưng mà nó nghĩ cũng chẳng hề gì đến nó. Nó mặc kệ, thêm bạn thêm vui. Cô ta thì như người chết đuối vớ được cọc. Cô ta bám lấy nó. Đầu tiên là Tuyến làm phiền nó vì chiếc điện thoại di động của nó.
Tuyến lấy cớ nghe nhờ điện thoại của nó để đỡ tốn tiền. Vì điều kiện gia đình ở vùng cao hết sức khó khăn. Nó hào phóng đồng ý. Thế là cô ta cứ khư khư giữ điện thoại của nó khiến nó rất khó chịu. Dù sao thì điện thoại cũng là vật cá nhân, có khá nhiều thông tin nó không muốn chia sẻ cùng ai. Thế mà cô ta cứ buôn và nhận điện thoại của nó. Nhiều lúc nó không biết điện thoại gọi đến số máy của nó là của cô ta hay của nó nữa. Nó thấy bức xúc và khó chịu. Lại phải dán mắt xem cô ta có biến mất cùng cái điện thoại của nó hay không. Hoặc nó lấy các thông tin khá tế nhị từ máy điện thoại của nó.
Một lần nó đang dán mắt theo dõi cô ta nói chuyện ở một đoạn xa bằng điện thoại của nó. Và điện thoại của nó đổ chuông ầm ĩ. Thì ra bấy lâu nay cô ta nói dối. Cô ta đã lợi dụng cái điện thoại của nó để diễn trò câu kéo bạn của nó. Buồn! Nhưng họ là đồng hương, cô ta đã lấy cớ này và làm quen bạn trai nó. Có lẽ cô ta đã thành công bước khởi đầu.
Có lúc nó nhận được những cuộc gọi hỡi ôi, đầu dây bên kia khá bức xúc vì nó là người nhận điện thoại của con Tuyến. Nó cũng hết sức bức xúc khi Tuyến nói với mọi người là đó là số điện thoại của cô ta. Thay vì nói rằng đó là số điện thoại của nó, mà Tuyến là người nhờ. Nó rất không vui vì không thể hiểu vì sao, cái con bé người dân tộc Tày này dần dần từng bước một chiếm hết những gì yêu thương của nó. Chẳng hiểu nền văn hóa của người Tày ra sao, mà cô ta làm như mọi thứ của nó cũng nghiễm nhiên là của cô ta khiến nó khá khó chịu. Mà ở trường này, nó có biết bao nhiêu là bạn. Tuyến cũng chỉ là một trong những số ấy thôi.
Sau mấy vụ mất mặt, mệt mỏi và khó xử. Nó không cho Tuyến sử dụng điện thoại của nó nữa. Trong phòng Tuyến lại xảy ra mất trộm. Cả phòng lại đổ cho Tuyến, vì cô ta đã có tiền lệ rồi mà.
Tuyến lại làm như con lai vàng ngơ ngác bám lấy nó. Cả phòng nó phản đối sự có mặt của Tuyến trong phòng. Nó thì nể, chả gì cũng từng chuyện trò qua lại. Với lại nó khá ngốc, nó tin là Tuyến không ăn cắp, rằng có sự hiểu lầm ở đây. Nó tin vào những giọt nước mắt và thái độ có vẻ chân thành của Tuyến. Hơn nữa, nó thấy thương hại Tuyến. Nó từng thất bại trong thi cử và phải đi học trung cấp. Nó từng chịu đựng sự miệt khinh của người thân và bạn bè về điều đó. Và nó cảm nhận được lỗi đau mà Tuyến đang có. Nó cho Tuyến vào phòng chơi. Với lời bảo đảm, trong phòng ai mất gì vì Tuyến lấy nó sẽ trả. Cả phòng nể nó nên bỏ qua. Dù vậy mỗi lần Tuyến xuống chơi, nó luôn phải căng mắt theo dõi nhất cử nhất động của Tuyến. Nó bắt đầu bắt gặp ánh mắt đảo như lạc rang của Tuyến trong phòng nó. Nó thấy run run.
Một lần nó buộc phải vào nhà vệ sinh khi Tuyến đang ngồi chơi ở phòng. Dù rất nhanh chóng quay ra, nó thấy Tuyến đang xem mấy lọ mỹ phẩm của chị Thủy. Sau đấy Tuyến về ngay. Hôm sau nó thấy chị Thủy rất buồn. Linh cảm không hay vì có thể chị Thủy bị mất đồ. Nó gặng hỏi mãi chị Thủy mới nói là bị mất hai lọ nhũ sơn móng tay. Mới chỉ nghe có thế nó đoán ngay là Tuyến, vì khi nó quay ra thấy Tuyến đang động chạm đến khu vực để đồ mỹ phẩm của chị Thủy. Nó chạy ra nói với Tuyến một cách chắc chắn và thẳng thắn. Buộc cô ta phải đem trả chị thủy hai lọ nhũ mà nó đã lấy. Khá bất ngờ cô ta đem xuống trả ngay. Nhưng chị Thủy vẫn nước mắt ngắn dài. Hóa ra trong một khoảng khắc ngắn ngủi nói vào nhà vệ sinh. Tuyến đã kịp lục hòm đồ và lấy của chị Thủy hơn sáu mươi nghìn đồng. Số tiền tuy nhỏ nhưng đối với một sinh viên vào cuối đợt học thì rất lớn. Đó có thể là tiền xe đi về quê hay tiền ăn trong những ngày sắp tới. Hóa ra, Tuyến tưởng chỉ phải trả lại hai lọ nhũ lên nó trả ngay. Chứ phải trả lại cả tiền thì nó rất tiếc công lấy và suýt nữa thì không trả hết chị Thủy. Từ hôm đó nó cấm Tuyến được vào phòng nó chơi. Nó kiên quyết bạn bè gì thì ra bên ngoài nói chuyện. Cấm được vào phòng.
Buồn, chẳng hiểu vì sao nó lại cứ dính vào những loại người như Tuyến hay Na. Dù nó biết họ không tốt nhưng cứ bị lôi cuốn vào theo họ. Nhất là Tuyến. Cô bé học sinh lớp trung cấp người dân tộc Tày này lại tỏ ra rất có uy lực với nó.
Có lẽ do cô ta đã chen chân làm bạn gái của anh bạn trai mà nó thật lòng rất yêu thương. Vì nó và bạn trai có những hiểu lầm nho nhỏ về hoàn cảnh xuất thân, quan điểm kết hôn … Thế là giữa nó và anh vẫn có một khoảng cách nho nhỏ. Nó lại bị một người ở lớp theo đuổi bằng cách vùi dập một cách hết sức bạo tàn. Và Tuyến đã xen được vào giữa hai người.
Nó buồn lắm. Tại sao nó lại mất anh về tay Tuyến? Rõ ràng anh còn yêu nó nhưng anh muốn và đến với Tuyến. Và rồi nó cảm nhận trong lòng anh có Tuyến.
Nó vùi đầu vào học ở lớp, học thêm bên ngoài ở các trung tâm và đi làm thêm. Nó muốn quên đi tình yêu, quên đi chính mình. Mỗi lần ai đó nói về tình yêu luôn khiến nó đau sót.
Ngày ra trường nó lao đao đi tìm việc làm. Một lần nó gặp Tuyến ở công ty mà nó đến xin việc. Tuyến bảo nó quay về với Anh đi một cách đầy sách mé. Cô ta còn nói sẽ cho nó số điện thoại của anh khiến nó rất buồn. Hai người ấy vẫn liên lạc với nhau gần gũi đến thế sau bao nhiêu chuyện không hay xảy ra? Nó thấy buồn! Không biết nó là gì của anh nữa? Không biết nó ở vị trí nào trong trái tim anh? Có lẽ anh chỉ là tình yêu đơn phương của riêng nó mà thôi.
Cô ấy có thể chả là gì trong mắt người khác. Còn nó, nó quá yếu đuối. Dù biết cô ta dính lấy anh vì mong được hưởng cuộc sống giàu có cho cô ta và gia đình cô ta. Dù biết cô ta đến với anh không phải từ một tình yêu đích thực nhưng nó đã không thể cản ngăn. Nó đã không thể chiếm giữ được anh khỏi cô ta. Nó đã bị loại dù đã rất cố gắng.
Lỗi là tại nó, nó đã quá nhu nhược và yếu hèn. Nó còn thường xuyên vị vương vào một đám bạn xấu xa và nhân phẩm thấp kém nữa. Nhiều lúc nó không thể hiểu tại sao lại như thế? Dù nó học vấn đầy mình, ý chí cao vời và đạo đức trong sáng. Có lẽ tại nó luôn chạy trốn sự thật về sự tồi tệ của gia đình mình. Nó không bao giờ dám thừa nhận những con người có nhân phẩm thấp kém và đối sử tàn nhẫn, bất nhân với nó trước bàn dân thiên hạ. Họ là bố, là mẹ, là bà, là dì, là cậu, là chị, là em … quanh nó. Có phải vì thế mà những con người như Tuyến, Na, Hoa … lại chen vào, làm bạn được với nó được và làm cho nó bị tổn thương sâu sắc ?
Có lẽ nào sức mạnh của người dân tộc thiểu số vùng cao lại lớn lao đến thế? Họ có thuật “ chài” hay chăng? Chính nó cũng đang bị ám ảnh khá nhiều về Tuyến.
Về câu chuyện người dân tộc thiểu số quê Tuyến quen nấu ếch nhái nguyên con rất kém vệ sinh. Vì nó bao gồm toàn bộ phần phân trong ruột và côn trùng trong dạ dày ếch, nhái. Điều này khiến những người dân tộc Kinh thấy ghê sợ. Cả câu chuyện người Tày thường tắm rất lâu ở suối nữa. Vì họ không dùng nhiều xà phòng như người Kinh. Cả câu chuyện cô ta đã sung sướng như thế nào khi tuyên bố với nó những chuyện được anh mời những bữa cơm sang trọng. Cô ta còn công khai nghĩ kế để gia đình cô ta cũng được hưởng lợi từ anh. Cả lần cô ta ăn trộm cả cái ví đầy tiền của anh bạn phòng anh. Vì cái ví anh ta đẹp quá, nên cô ta vẫn giữ lại để dùng. Khi bị anh ta phát hiện, chẳng ga lăng hay nể lang gì. Anh đã cho cô ta mấy cái bạt tai ngay giữa chợ. Cả việc cô ta bị nhà trường gọi nên phòng công tác học sinh vì tội ăn trộm lầm thứ ba trong phòng ký túc xá. Mà sao cô ta ăn trộm nhiều và nhanh thế? Có bao nhiêu vụ trớt lọt? Có bao nhiêu vụ bị lộ?
Buồn nhất là tại sao những con người như thế lại cứ vơ vẩn trong trí não của nó? Lẽ nào chính nó cũng bị cô ta chài? Vì thế nó khá nể sợ cô ta? Nó bị mất tình yêu thật sự từ đáy trái tim mình về tay cô ta mà không thể làm được bất cứ điều gì?
Nó chỉ giận mình, tại sao lại làm bạn với cô ta. Tại sao những con người xấu xa lại có đất sống trong con người nó. Tại sao nó không chiếm giữ nổi tình yêu của một người đàn ông? Tại sao? Và tại sao nó lại bước chân vào cái trường Nghiệp Vụ I để làm gì? Để nó lại có những người bạn tồi tệ như thế. Để nó bị bóp méo nhân cách ra một con người nó không hề muốn. Để khi nhìn lại chính mình, nó cảm thấy trống rỗng và không có gì cả.. …
Nó cảm nhận trí tuệ và sức hấp dẫn to lớn của người dân tộc thiểu số vùng cao. Dù nó và anh được coi là những người có học vấn đầy mình, trí tuệ uyên bác nhưng đã bị nó quay cho vòng vòng. Nó đã nhẹ nhàng, khéo léo kê chân và biến tình cảm giữa nó và anh thành sự bất chính. Tuyến đã tách được anh và nó dù hai người đã có rất nhiều tình cảm với nhau. Và chỉ một người chuyên ăn cắp và gian dối như Tuyến cũng đã hấp dẫn được anh của nó. Buồn! …
Nếu phải đi trở lại. Chắc là nó sẽ không bao giờ bước chân vào trường Nghiệp Vụ I. Dù trường đó cũng đọng lại trong nó khá nhiều những ký ức yêu thương về thầy cô và những người bạn tốt.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét