Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016


        Tuấn đã kết hôn, giờ anh đã làm cùng cơ quan với bố mẹ Mỹ Lệ. Anh đã có nhà lầu, có ô tô riêng. Mỹ Lệ giờ chẳng còn chút hấp dẫn nào với anh nữa. Cái thai trong bụng ngày càng lớn lên. Mỹ Lệ không thể bỏ đi đứa con ruột thịt của mình. Cô kiếm cớ đi kiến tập ở xa, và muốn rời xa vòng tay ba mẹ một thời gian để trưởng thành hơn, để từ chối gặp ba mẹ mình.

    Cô với cái bụng bầu to tướng xin nhờ cậy một gia đình khá đàng hoàng tử tế, cũng là nơi cô ở trọ trước đây. Nhưng thật không ngờ, họ quay ngoắt 360 độ thái độ với cô. Thay vì yêu thương, cưng nựng và tôn trọng cô như trước đây. Giờ họ miệt khinh, xét lét và hay buông lời xúc phạm cô. Phải rồi, cô là một cô giáo tương lai, sinh ra trong một gia đình quan chức tử tế, đàng hoàng mà lại đi quyết tâm sinh ra một đứa bé không có bố? Mà thời kỳ mang thai cuối, rồi sinh con vất vả, bẩn thỉu làm sao họ giúp Mỹ Lệ đây?
       Mỹ Lệ buồn lắm, cô không biết nhờ cậy vào đâu. Việc học cô đã xin bảo lưu mấy tháng nói là để đi chữa bệnh. Còn việc tìm một chỗ để sinh nở an toàn trong cái thị xã bé nhỏ này thật khó. Cô đã hỏi mấy chỗ mà chưa được.
       Rồi may mắn đã đến với cô. Một bà cụ đơn thân gần bẩy mươi tuổi đã thương tình nhận giúp cô. Ở vào độ tuổi thất thập cổ lai hy rồi, bà chẳng so đo chuyện xấu đẹp, đen đủi hay xúi quẩy khi cưu mang một phụ nữ chẳng có quan hệ gì với mình trong khi sinh nở. Bất hạnh đến với bà đã quá nhiều rồi. Thế lên bà chẳng còn sợ sự bất hạnh nữa. Bà thương Mỹ Lệ như con cháu ruột thịt vậy. Thấy cô hiền lành, tử tế mà cũng bị rơi vào hoàn cảnh éo le như thế làm bà xót xa đến rơi nước mắt. Bà chồng mất sớm từ khi còn rất trẻ. Bà ở vậy nuôi dưỡng một cậu con trai khôi ngô tuấn tú ăn học thành người. Nhưng một tai nạn giao thông oan nghiệt đã cướp đi cậu con trai và cả người con dâu hiền thảo. Để lại thân bà, tuổi đã gần tám mươi một đứa cháu nội lên hai. Bà lại còm cõi bán từng mớ rau, bó củi cho người ta lấy tiền rau cháo cho hai bà cháu. Giờ có thêm Mỹ Lệ trong căn nhà nhỏ xíu đơn xơ cũng thêm vui. Cháu bà có thêm bàn tay chăm sóc của Mỹ Lệ. Thế lên bà chăm sóc Mỹ Lệ trong những tháng ngày cơ cực gian nan chẳng khác một đứa con gái.
       Ngày Mỹ Lệ sinh mẹ tròn con vuông. Bà mừng rơi nước mắt. Nhận Mỹ Lệ là con nuôi, con Mỹ Lệ làm cháu để cho thằng Đức cháu bà có thêm anh thêm em cho đỡ tủi cực côi cút khi bà khuất bóng. Mỹ Lệ cũng rất cảm động trước tấm lòng nhân ái bao la của một cụ bà nghèo khổ. Cô vẫn bớt sén tiền ăn học do bố mẹ gửi cho để lấy tiền chu cấp cho cả hai đứa bé.
       Ngày cô quay trở lại trường. Cô nhờ bà cụ chăm sóc đứa con thơ dại vẫn còn đỏ hỏn của mình. Mỗi tháng cô gửi bà 2 triệu tiền sữa, đường, bông bỉm cho cháu. Nhiều khi đứa bé bị bệnh, lên cơn sốt giữa đêm khuya thanh vắng khiến bà phải lao đao khổ sở. Nhưng bà chẳng nề hà việc gì cho đứa bé cả. Với bà, nó cũng là cháu nội, là em trai thằng Đức cháu nội bà. Với lại bà không thương, không giúp Mỹ Lệ thì ai sẽ giúp nó? Bà nhận về tất cả sự nhọc nhằn của việc nuôi bộ một đứa bé sơ sinh mới hai tháng tuổi để Mỹ Lệ trở lại cuộc sống son dỗi của một sinh viên. Để cô tiếp tục xây đắp ước mơ trở thành một cô giáo!
                                                     Còn nữa ....
                                                                           Tác giả: Phạm Thị Hợi
                                                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét