Các nhà nho xưa kia khi bất đắc chi với thời thế thường chọn cách lui về quê ở ẩn. Tiêu biểu cho chào lưu này là Nguyễn Trãi - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Khuyến - Cụ tam nguyên Yên Đổ, ... Họ đều từng là những công thần bậc nhất của triều đại phong kiến thời của họ. Nhưng đều đã từ bỏ quan trường, về quê tiêu dao, bầu bạn với gió trăng. Từ những cây cỏ và con vật được cho là dung tục tầm thường đã bước vào thơ ca của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến một cách dung dị, hiền hòa và thân thương đến khó tả:
Khác với Nguyễn Khuyến, thơ của Nguyễn Trãi dung dị, hiền hòa và có phần tinh tế hơn: Vi dụ như những câu thơ:
- Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần...
- Đã nghe tiếng cuốc kêu, xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh vớt cỏ ương sen
Còn Nguyễn Khuyến ngoài chùm thơ thu: Thu Điếu, Thu Vịnh và Thu Ẩm đã trở thành kiệt tác văn học của nước ta. Thì bài thơ " Bạn đến chơi nhà", viết khi ông về quê dưỡng lão, lại có tính vui vẻ hài hước mà giản dị chân thành như một lão nông chi điền vậy:
Hôm nay khách đến chơi nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa...
Bạn đến chơi đây ta với ta ...
Đó là những câu thơ đã thấm đẫm hương sắc nông thôn của Nguyễn Khuyến. Khi có người bạn hữu đến chơi. Những thứ câu lệ tiểu tiết theo một công thức chung đón khách ngày xưa ông đều không làm được. Nhưng tấm chân tình của ông với bạn thì thật đáng trân trọng và gây xúc động lòng người: Bạn đến chơi đây ta với ta!
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều về quê ở ẩn, tránh xa sự đấu tranh ở đời. Họ đều là những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nguyễn Khuyến thì sống trong cảnh cô đơn và nghèo khó. Nguyễn Trãi thì bi thương hơn, ông vương vào họa " chu di cửu tộc", mãi sau mới được minh oan. Nhưng anh em, họ tộc trong vòng chín đời nhà Nguyễn Trãi đã bị giết chết cả. Vị đại anh hùng đã trở thành đại bi hùng trong lịch sử dân tộc. Dù ở trốn thôn quê nghèo khó, nhưng họ vẫn giữ trọn nhân cách cao quý của mình. Vậy mà kết cục của họ lại buồn đến vậy.
Tự dưng tôi nghĩ, nếu Nguyễn Trãi không cáo quan về quê để
Bưu vẫn một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen ...
Ông không buôn tay khỏi quyền lực, chính trị. Ông dấn thân đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng của bản thân và người khác. Liệu ông có rơi vào đại bi kịch như thế không? Tội giết vua là tội lớn tày đình. Chúng ta ngày nay chỉ biết là ông đã được minh oan thì cũng đỡ xót xa cho ông. Chứ vào thời của ông, khi cả đại gia đình bị đem chém đầu, ông còn chịu thêm nỗi đau và cả sự sỉ nhục của bạn đồng liêu, bà con lối xóm nữa. Vì thời phong kiến, vua ở ngôi cao nhất trong xã hội. Chữ trung luôn đứng trước chữ hiếu mà.
Tóm lại: Hạnh phúc là đấu tranh. Quyền chức, tiền bạc, công danh cũng như áo giáp của ta vậy. Áo giáp càng dày, thì ta càng được bảo an toàn và làm được nhiều việc hữu ích cho những người mình yêu thương.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét