Ngôi nhà của chị gái tôi ở bên cạnh ngôi nhà của tôi đang tiến hành xây dựng và sửa chữa. Vì thế tôi có dịp quan sát những người thợ xây dựng làm việc. Tại vùng quê mà tôi đang sống có nghề thợ xây dựng truyền thống. Những người thợ xây dựng trong làng của tôi đi làm xây dựng phổ biến ở các tỉnh miền bắc của đất nước. Tôi lớn lên ở nơi này nên cũng không xa lạ gì với hoạt động xây dựng. Khi còn ở tuổi niên thiếu, tôi từng rất thích những hoạt động xây dựng. Nhưng vì là một cô gái, tôi quyết định theo học nghành kế toán. Sau nhiều năm đi học xa nhà, bây giờ tôi lại chứng kiến tận mắt công việc của những người thợ xây dựng. Đó thật sự là công việc mà không phải ai cũng có thể làm. Người thợ xây dựng phải có một sức khỏe rất tốt. Công việc của người thợ xây dựng khá vất vả và nặng nhọc. Họ có nguy cơ gặp tai nạn lao động rất cao. Mà tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng khá nghiêm trọng. Nặng thì mất tính mạng, còn không thì bị tàn phế, hoặc nằm ở bệnh viện trong nhiều ngày. Môi trường làm việc trong các công trường xây dựng có tính ô nhiễm rất cao. Bụi xây dựng rất có hại cho phổi của con người. Điều kiện nước uống trong khi thi công xây dựng rất hạn chế. Cho nên nhiều người thợ xây dựng ở quê của tôi bị bệnh thận sau một thời gian làm nghề xây dựng. Khu vệ sinh cho những người thợ xây dựng cũng rất hạn chế. Vì thế những người thợ xây dựng vất vả và khổ sở hơn.
Nhìn họ lao động mỗi ngày tôi mới biết những người thợ xây dựng luôn phải đánh đổi mồ hôi và sự mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những đồng tiền. Những đồng tiền họ làm ra luôn thấm đẫm những giọt mồ hôi và cả nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình. Họ phải bỏ lại nhiều trách nhiệm với gia đình, con cái lên đôi vai bé nhỏ của vợ mình. Dù quê tôi giàu nổi tiếng trong cả một vùng đồng bằng sông Hồng nhờ nghề xây dựng. Nhưng có ai biết rằng đằng sau sự giàu có ấy, đằng sau những ngôi biệt thự sang trọng với đầy đủ tiện nghi ấy họ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ khác nữa. Thế mới biết nghề nào cũng có cái khó khăn và vất vả riêng của nó. Không có nghề gì mà người ta có thể tận hưởng niềm sung sướng, hạnh phúc 100 % cả. Chỉ có điều, mỗi người cần hiểu rõ bản thân. Biết rõ bản thân muốn làm cái gì, có thể làm cái gì, và có điều kiện để làm tốt công việc gì, thì chúng ta hãy chọn nghề đó mà theo đuổi. Và độ tuổi để đào tạo nghề nghiệp rất sớm, khoảng từ 11 đến 13 tuổi. Vì thế, các bậc phụ huynh và các bạn trẻ hãy suy nghĩ chín chắn về cái nghề mình sẽ theo đuổi trong cả cuộc đời. Rồi từ đó có những hành động hữu ích để trở thành một người lao động giỏi trong nghề mình đã lựa chọn. Nghề nghiệp là thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vì ít nhất mỗi người sẽ làm việc với cái nghề đó trong 8 tiếng mỗi ngày, và trong khoảng 30 năm của cuộc đời. Nghề nghiệp còn là thứ làm ra tiền bạc để xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần cho mỗi người. Nếu chúng ta có một nghề nghiệp tốt, có thu nhập cao. Thì cuộc sống của chúng ta và cả gia đình của chúng ta đều rất thoải mái và hạnh phúc. Hãy là một người lao động giỏi trong nghề nghiệp mà mình đã tham gia! Nếu công việc mà không phải cố gắng và đổ mồ hôi, công sức, thì đó không còn là công việc nữa. Đó là một cuộc chơi. Và sẽ không ai trả tiền cho cuộc chơi đó của chúng ta cả! Những đồng tiền được đổi bằng công sức lao động của chúng ta sẽ được chúng ta trân trọng, bảo vệ. Vì thế nó sẽ bền vững. Những đồng tiền mà con người có được bằng con đường bất chính, thì cũng nhanh chóng bị chúng ta chi tiêu hoang phí bằng những con đường bất chính. Không có nghề nghiệp nào là cao quý hơn nghề nghiệp nào cả. Đã là người lao động chân chính trong xã hội, thì chúng ta cần trân trọng, yêu hương, và giúp đỡ họ!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét