Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình rất nghèo. Bố tôi đã qua đời từ khi tôi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Từ nhỏ, tôi đã luôn rất cố gắng làm tất cả các công việc từ nặng đến nhẹ trong nhà để giúp mẹ. Tôi muốn ngoài công việc kiếm tiền trong xã hội, mẹ tôi sẽ được nghỉ ngơi khi trở về nhà. Vì thế, mọi thứ gần như đã quá sức với tôi. Và đôi bàn tay của tôi trở nên xù xì và xấu xí như của một bà già. Mặc dù khi ấy tôi chỉ khoảng 12, 13 tuổi.
Biết những công việc chân tay nặng nhọc mà không tạo ra nhiều tiền. Xã hội cũng không tôn trọng những người lao động chân tay. Vì thế, tôi quyết tâm học hành thật tốt. Tôi muốn trở thành một trí thức. Tôi muốn có nhiều tiền, quyền lực, và được mọi người trong xã hội tôn trọng. Nhưng sự cố gắng của tôi lại một lần nữa quá sức. Do bàn tay phải của tôi hoạt động trong việc cầm bút quá nhiều. Nên nó có vẻ bị co cơ. Bàn tay ấy trông xưng phồng lên như rễ và cái gốc cây. Nhưng đường cơ và xương khớp nổi lên, co cụm. Và trông nó to gần gấp đôi bàn tay trái của tôi. Khi tôi viết nhiều, trái tim tôi đau nhức. Bác sĩ nói rằng, tôi cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bàn tay phải của tôi đã bị phát triển lệch lạc quá nhiều. Chúng còn gây ra sự phát triển đột biến bên bán cầu não trái của tôi. Vì thế, đã có hiện tượng chèn ép lẫn lộn giữa các giây thần kinh với nhau. Việc ấy làm tôi hay cáu giận, mất kiểm soát bản thân, và thường xuyên gặp ác mộng. … Ngay chính thầy giáo của tôi cũng bảo tôi lên dừng sự nghiệp học tập lại. Vì bàn tay của tôi không còn chịu đựng được hơn nữa. Nếu tôi cố gắng học lên những lớp trên nữa, cơ thể của tôi sẽ bị phát triển quá lệch về bên phải. Vì thế mà tôi sẽ bị mất đi sức hấp dẫn của một người phụ nữ. Nên có thể không ai muốn kết hôn với tôi.
Tôi buồn lắm. Không lẽ sự nghiệp học tập mà tôi mơ ước lại phải dừng lại ở đây? Bỏ qua tất cả những lời khuyên của bác sĩ, và của các chuyên gia về giáo dục. Tôi tiếp bước trên con đường học vấn. Mặc cho cuộc sống riêng tư của tôi tan nát. Thầy giáo đã rất thất vọng về tôi. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng thở dài hắt ra của thầy. Thầy đã nói, tôi cứ tiếp tục suy nghĩ và viết lách với cường độ cao như hiện tại. Sự phát triển lệch lạc của tôi sẽ không kiểm soát được. Dù tôi có cố gắng quay trở lại con người ban đầu. Thì có đến 10 năm nữa tôi vẫn không lấy được chồng. Còn tôi, tôi tin vào chương trình giáo dục ở trường. Khi ấy tôi đang học lớp 10. Và tôi cần học hết lớp 12 cho xong chương trình phổ thông trung học. Rồi tôi sẽ tìm cách cân bằng lại bản thân. Và tôi đã làm như thế. Tôi đã vô cùng khó khăn và khổ sở mới tốt nghiệp được phổ thông.
Nhưng từ ngày học xong lớp 12. Tôi bắt đầu chuyển sang viết bằng tay trái. Việc ấy ban đầu rất khó khăn với tôi. Vì cánh tay trái của tôi vốn rất ít được vận động hay làm việc. Vì thế nó vô cùng yếu ớt. Nhiều khi nó không chịu nghe theo sự sai bảo của tôi nữa. Nhưng tôi đã rất cố gắng. Tôi vẫn tin tưởng là mình sẽ làm được. Với tôi, não trái hay não phải không khác nhau nhiều lắm. Bàn tay trái và bàn tay phải đều có 5 ngón giống nhau. Không có lý do gì khiến bàn tay phải làm được việc, còn bàn tay trái lại không. Rồi tôi cũng đã tốt nghiệp trung cấp, rồi tốt nghiệp đại học, và đi làm bằng bàn tay trái.
Mới đó mà cũng đã 17 năm trôi qua, kể từ ngày tôi được khuyến cáo là kết thúc sự nghiệp học hành. Và cũng đã tròn 15 năm rồi, tôi sử dụng rất nhiều bàn tay trái để tạo ra sự cân bằng trong cơ thể. 15 năm một quãng thời gian không quá dài so với một đời người. Nhưng với một người mới 32 tuổi như tôi, thì đó là gần một nửa cuộc đời tôi đã sống. Tuy cơ thể của tôi vẫn còn lệch lạc nhiều lắm. Nhưng bàn tay phải của tôi không còn xù lên như gốc và rễ cây nữa. Bàn tay trái thì đã linh hoạt hơn rất nhiều. Hai bàn tay đã có sự cân bằng tương đối. Và trạng thái tâm lý, tinh thần của tôi đã tốt hơn xưa. Dù vậy, tôi vẫn sống độc thân, và chưa kết hôn.
Con đường tôi đã đi có thể đúng, có thể sai. Nhưng đó là con đường tôi đã lựa chọn. Nó là kết quả của suy nghĩ, nhận thức và tư duy của tôi. Tôi vẫn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Tin rằng mình đã có một sự lựa chọn đúng đắn!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét