Từ xưa đến nay, một người tính tình quá cứng rắn thì dù tài giỏi đến đâu cũng khó trở thành người đứng đầu. Vì để lãnh đạo một tập thể. Đôi khi người làm lãnh đạo phải hiểu rõ nhân tình thế thái. Phải biết lúc lào nên tiến, lúc nào nên lui để bảo toàn sức mạnh. Giúp tổ chức vững mạnh đi lên. Vì thế thời xưa người ta hay dùng hình tượng con rồng để làm biểu tượng cho vua chúa. Vì con rồng từ đầy sức mạnh nhưng cũng rất mềm dẻo, uấn lượn. Mà người ta không dùng hình tượng núi để làm biểu tượng cho vua chúa!
Một người tính tình quá thẳng và cứng rắn thì rất dễ làm tổn thương dẫn đến mất lòng người khác. Có khi còn gây hại cho một tổ chức, doanh nghiệp mà người đó là người đứng đầu. Một mặt, người tính tình quá thẳng thắn và cứng rắn sẽ bộc lộ mình quá lớn trong cuộc đua tranh vào ngôi vị cao nhất. Vô tình người đó trở thành mục tiêu đả kích của những người cùng đua tranh. Người xưa có câu: Hai con hổ đấu nhau tất có một con bị thương. Thế là một người tài năng tương đương nhưng tính tình mềm dẻo hơn sẽ dễ dàng thu phục được lòng người. Người đó vô tình mà được rơi vào thế “ ngư ông đắc lợi”.
Lãnh đạo một tập thể con người không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi người lãnh đạo phải vừa thấu lý lại đạt tình thì mới thu phục được nhân tâm. Khi lòng người tâm phục, khẩu phục thì mọi người mới cùng chung tay xây dựng tổ chức, doanh nghiệp lớn mạnh được.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét