Khi tiếp xúc với một con người. Cái cách mà người đó ăn mặc và giao tiếp tạo ra ấn tượng rất mạnh với người khác. Khi nhận định về một người. Thông thường người ta hay xét đoán người đó qua cách ăn nói. Vì giao tiếp là hình thức quảng bá bản thân mạnh mẽ nhất. Một lời nói đúng, nói tốt, có sức lan tỏa mạnh mẽ với thế giới xung quanh. Có khi còn có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cả cuộc đời một con người.
Từ ngày xưa, sự học của con người Việt Nam là: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Thế mới biết lời ăn tiếng nói quan trọng đến mức nào. Thông thường thì những người khôn ngoan sẽ ăn nói nhẹ nhàng, ngọt ngào và biết lựa ý người nghe. Chính vì thế họ chiếm được cảm tình của nhiều người. Từ xã hội xưa cho đến xã hội ngày nay, ngôn ngữ vẫn là thứ đi vào trái tim của nhau nhiều nhất. Và ngôn ngữ là công cụ cơ bản và quan trọng nhất cho sự giao lưu giữa người với người.
Ngạn ngữ có câu: Hãy uấn lưỡi bẩy lần trước khi nói. Hoặc người xưa cũng từng răn dạy con cháu rằng: Một lời nỡ nói ra, bốn ngựa vất vả đuổi theo cũng không kịp. Chính vì thế, mỗi khi muốn phát ngôn một câu gì đó, ta cần hết sức cẩn thận. Suy nghĩ trước, sau, nên và không nên rồi hãy nói. Đừng có nói bừa bãi có khi sẽ làm tổn thương người khác và hủy diệt một mối quan hệ.
Hãy học cách ăn nói đàng hoàng, luôn nói ra những điều chính trực ngay thẳng, đúng đắn. Cũng chẳng lên nói nhiều, nói thừa làm gì. Vì lời nói cũng là con dao hai lưỡi. Biết sử dụng nó thì sẽ tạo ra muôn vàn sức mạnh và lợi lộc. Không biết sử dụng nó thì hậu họa khôn lường. Một người được coi là tử tế, đàng hoàng khi người đó luôn nói và làm những việc cũng tử tế, đàng hoàng!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét