Trong giao tiếp, ứng xử ở xã hội. Một người được coi là có giáo dục đàng hoàng là phải bết phân biệt trên, dưới trong giao tiếp. Không thể cá mè một lứa, cá đối bằng đầu với nhau được. Đó là tôn ti trật tự mà xã hội nào cũng có. Nhưng ở các nước phương Đông, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo nên nặng nề hơn.
Khi giao tiếp, đối với bậc bề trên như ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo, chú, bác … thì cần phải nghiêm túc, tôn trọng, lễ độ. Với anh em, bạn bè thì vui vẻ, hòa đồng và có thể đùa giỡn. Còn với trẻ con, cháu chắt thì phải nghiêm túc, mẫu mực và thân ái.
Trong giao tiếp, ứng xử cũng phân biệt sang hèn, giữa bậc đại nhân và bọn tiểu nhân. Đối với những người tốt và thành công trong xã hội. Ta cần có sự tôn trọng, yêu quý. Ngược lại, với những kẻ xấu xa, gian xảo, …ta cần thận trọng và tránh xa.
Mỗi người một tính cách, một cái tôi và hoàn cảnh, địa vị xã hội khác nhau. Vì thế khi giao tiếp, ứng xử với người khác cũng cần rất thận trọng. Tùy từng người mà ta có những cách cư xử, ứng đối thích hợp. Từ đó xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với thế giới xung quanh.
Một cách ứng xử hay là trước khi giao tiếp với ai đó. Hãy cố gắng tìm hiểu họ thật sâu sắc. Sau đó mới đưa ra những cách giao tiếp phù hợp với từng người và cá tính. Vì giao tiếp là để tìm hiểu người. Vì thế ta cần hiểu người sâu sắc trước. Sau mới quyết định có giao lưu với họ không. Nếu không làm vậy, nhỡ không may giao lưu với bạn bè xấu. Đến lúc hối cũng không kịp nữa!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét