Người xưa có câu: Dạy con từ thuở còn thơ. Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Một đứa trẻ mới ra đời. Trí não chúng đang căng ra để học hỏi từ mọi điều trong cuộc sống. Lúc ấy cha mẹ không dạy dỗ, bảo ban những điều thuộc về nghĩa vụ của trẻ khi chúng lớn lên. Mà chỉ chiều chuộng theo sở thích, ý muốn của chúng. Thì sau này khi chúng lớn lên. Cha mẹ có điều gì không hài lòng về con cái. Muốn bảo ban, dạy dỗ chúng thì đã quá muộn. Vì những suy nghĩ dẫn đến hành động của người con đã thuộc về bản chất. Gần như chúng không thể thay đổi được nữa. Cho dù cha mẹ cố gắng dạy bảo người con. Thì cũng chỉ làm tổn thương người con và làm hỏng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Cũng như vậy, với người vợ, người chồng khi mới kết hôn cũng vậy. Khi chưa kết hôn, hai người là hai thế giới. Họ sống bằng cái tôi riêng biệt của minh. Sau khi kết hôn, sống chung với nhau dưới một mái nhà. Hai cái tôi phải hợp thành cái chúng ta. Những sự va chạm, sung đột về tính cách, cách nghĩ, lối sống có thể dẫn đến mâu thuẫn. Chu yện tiền bạc trong hôn nhân cũng là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Còn chuyện quan hệ ứng xử với hai bên gia đình cũng rất dễ gây tổn thương cho cả hai. … Nếu cả hai vợ chồng không ngồi lại, bàn bạc, thảo luận ra một bộ quy tắc ứng xử chung trong gia đình ngay từ đầu. Để những điều đó trở thành nề nếp sống của gia đình mà họ vừa thành lập. Mà người lọ cứ vị nể người kia, chiều chuộng người kia mà bỏ đi cái tôi của mình. Sau một thời gian sống chung, mọi thứ đã trở thành nề nếp. Thì những bất cập trong nếp sống của những ngày đầu sẽ làm tổn thương hai người. Tạo ra mâu thuẫn và gây sứt mẻ tình cảm của cả hai.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
Đọc thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét