Người xưa có câu: Để lại cho con ruộng đất bề bề cũng không bằng để lại cho con một bồ chữ. Quả đúng như thế, từ xưa đến nay việc cậu ấm, cô chiêu ăn chơi hư hỏng vốn không phải là thiếu. Nguyên nhân chính cũng là vì các cô cậu này quen được cung phụng, chăm sóc từ chân đến răng. Các cô cậu ấy không cần suy nghĩ, không cần lao động mà vẫn có mọi thứ mà mình muốn. Vì thế, con người của các cô cậu ấy không phát triển. Nếu bố mẹ bận làm ăn, không bảo ban, dạy dỗ các cô cậu ấy thì các cô cậu ấy còn là một đứa trẻ thiếu giáo dục nữa. Cho nên các cô cậu ấy thực chất không bằng một người bình thường. Nhiều cô cậu còn không giữ được tài sản do bố mẹ để lại, sống cuộc đời đói nghèo. Nhiều người bị người đời lừa gạt, chiếm đoạt tài sản!
Cho nên, muốn cuộc đời của con tốt. Hãy trao cho con một nền học vấn tốt. Hãy dạy con cách kiếm tiền. Vì khi học được cách kiếm tiền, nó sẽ học được cách giữ tiền. Vì thế, nó sẽ không bị mất tiền. Không có gì đảm bảo cho cuộc sống của con sau này bằng việc đào tạo cho con khả năng kiếm tiền. Nhiều gia đình giàu có họ quá chủ quan vì số tài sản để lại cho con, mà quên là phải đào tạo con cách kiếm tiền, để nó có thể tự sống tốt. Nhiều cậu ấm, cô chiêu vì lòng tự trọng của gia đình, họ cố gắng lao vào xã hội kiếm tiền, và đã thành công. Nhưng không thiếu gì người đã thất bại trên đường đời. Nhất là với cách giáo dục lạc hậu truyền thống của nước ta hiện nay. Con nhà giàu thì không phải làm việc gì cả, chúng chỉ việc ăn và chơi. Những trò vui chơi giải trí của chúng rất nhiều. Cuộc sống vô lo, vô nghĩ, vô hoạt động chân tay làm cơ bắp ít phát triển. Não ít nếp nhăn hơn. Dù có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng thành công của họ không đáng kể. Cho nên thay vì dạy trẻ theo cách lạc hậu ngày xưa là ăn trên, ngồi chốc! Hãy dạy trẻ như cách người ta tôi luyện một hòn đất thành hòn đất nung. Con người sẽ trưởng thành hơn qua gió bão. Những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi còn giúp người ta rèn luyện những bản lĩnh tốt, mà không ở đâu có được. Giúp trẻ trưởng thành hơn trong lao động từ nhỏ, là một phương pháp giáo dục hay. Nó đã được áp dụng thành công trong nền giáo dục Do Thái, hoặc ở nước Mỹ. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn của nó. Giúp trẻ học tập cách kiếm sống và trưởng thành từ lao động là tốt. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng việc này theo kiểu như bắt con phải nuôi bố mẹ, ông bà. Rồi cho các anh, chị, em tiền chi tiêu! Việc này quá sức với một đứa trẻ. Vì thế tâm hồn của nó sẽ bị tổn thương. Trí tuệ của nó bị thui chột. Hãy luôn nhớ, dù nó làm ra bao nhiêu tiền, thì nó vẫn chỉ là một đứa trẻ. Chúng ta chỉ nên hướng dẫn trẻ cách chi tiêu và quản lý tiền hợp lý. Việc này rất quan trọng. Những đứa trẻ không làm ra tiền, không sở hữu tiền khi còn nhỏ. Thì sẽ ít khi được giáo dục về tài chính một cách đúng đắn. Không ai hướng dẫn nó cách chi tiêu hợp lý, cách quản lý tiền, cách đầu tư kinh doanh để tiền lại đẻ ra tiền. Những bài học lý thuyết sẽ chỉ hình thành lên hệ tư duy lý thuyết. Đó là những người chỉ biết nói mà không biết làm. Những người như thế sẽ có một cuộc đời nghèo khổ. Phải giúp trẻ trở thành người nói được làm được! Đây là cách giúp trẻ có một tương lai tốt!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét