Ngày xưa có một cậu bé nghèo, nhưng vô cùng thông minh, lanh lợi sống ở một mỏ khai thác đá. Không ai biết bố mẹ ruột của cậu bé là ai cả. Vào một buổi sáng, những người công nhân của mỏ đá tìm thấy một đứa bé sơ sinh không mảnh vải che thân ở trên đống đá. Tuy mới là đứa trẻ sơ sinh nhưng cậu bé đã toát ra một khí chất mạnh mẽ khác thường. Một người công nhân bị đá đè cụt hai chân bị người đời ruồng bỏ, coi thường thấy thương tình đứa bé bị bỏ rơi, nên đem cậu bé về nuôi cho có mẹ có con. Cũng là mong có chỗ dựa về sau này. Bà thấy đứa bé thật đẹp, không biết là con của ai, lại được sinh ra từ đống đá. Vì thế bà đặt tên cho đứa bé là Hoàng Thạch, có nghĩa là đứa con của trời được sinh ra từ đống đá. Hai con người khốn khổ đó sống dựa vào nhau, đến cơm ăn no còn khó, nói gì đến chuyện học hành của đứa nhỏ. Đứa bé lớn lên nhờ trái tim nhân hậu của người mẹ đơn thân cụt hai chân, và những người công nhân ở mỏ đá, tuy nhân hậu nhưng rất thô tục. Vì thế lối nói chuyện của cậu bé tuy chân thật nhưng cũng rất thô tục.
Cũng may đứa bé lớn lên tuấn kiệt, anh tú hơn người. Đứa bé có sức khỏe và trí tuệ vượt trội mọi người. Đôi bàn tay của cậu bé vô cùng khéo léo. Vì nhà nghèo không có đồ chơi, cậu bé đã tự chế tạo ra những món đồ chơi vô cùng tinh xảo từ vỏ lon bia. Đó là những chiếc xe máy, ô tô giống y như thật, chr khác về kích thước mà thôi. Và tất nhiên những món đồ chơi ấy là cô con gái cưng của ông chủ tập đoàn khai thác khoáng sản thích mê. Thấy cô bé đáng yêu, lại đang thích mê món đồ chơi do cậu làm ra, cậu bé hào hiệp tặng ngay cho cô bé. Từ đó mỗi lần bố có vệc đến mỏ đá, cô bé kiên quyết đòi đi theo để chơi với cậu bé ấy. Vì phải nghĩ kế mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, cậu bé ấy đã có một hệ tư duy kinh tế vượt trội hơn người. Bước sang tuổi hai mươi, cậu đã trở thành ông chủ của hai công ty và có khoảng vài trăm lao động làm thuê cho mình. Có thể nói, con người của cậu cái gì cũng tốt. Nhưng riêng chuyện tiền bạc là có phần rất sắt đá. Vì kiên quyết đòi nợ một bà chủ tập đoàn khoáng sản để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Cậu đã làm cho công ty do bố bà ấy để lại cho bà ấy bị phá sản. Còn bà ấy lên cơn đau tim rồi đột ngột qua đời, để lại một cô con gái là người bạn duy nhất trong tuổi ấu thơ của cậu. Biết chuyện ấy, cậu ấy cũng buồn lắm. Nhưng dù làm lại, cậu vẫn làm như thế. Vì dù sao cũng là mẹ đổi mẹ, nên cậu sẽ chọn mẹ của mình. Vì thương cô bé bị mất mẹ, cậu chăm sóc, động viên cô ấy. Rồi họ yêu nhau như đã hẹn từ khi họ lên hai tuổi, ngày cậu tặng cô bé một chiếc xe máy đồ chơi do chính cậu làm ra. Ngày cậu ra mắt bố vợ tương lai, ông ấy phát điên khi nhìn thấy cậu. Vì trong mắt ông ấy, cậu chỉ là một cậu bé không cha, không mẹ do một người phụ nữ nghèo bị chụt hai chân nuôi nấng. Và cậu không có một chút học vấn nào, lại còn làm chết người vợ mà ông hết lòng yêu thương. Ông ấy trợn trừng mắt, phùng má, bạnh cổ vô cùng hung dữ hỏi cậu bé: Mày nhìn mặt tao trông giống gì? Ý của ông ấy là: Mặt ông ấy chính là chồng của người phụ nữ bị cậu bé gián tiếp làm chết mấy năm trước. Nhưng vì cậu bé bị sợ hãi, lại là người thấy gì nói ấy, nghĩ gì nói thế. Nên cậu nói: Trông mặt chú như cái thớt!!! Ông ấy mắt trợn tròn, trắng xóa mặt đỏ phừng phừng tức giận. Rồi ông vẫn nói giọng khá điềm đạm theo tác phong của ông chủ lớn. Ông ấy nói: Mày nói lại đi! Nghĩ mình nói sai, bản thân cậu ấy cũng đang run lẩy bẩy khi bước vào căn nhà đồ sộ của ông ấy. Cậu ấy nói: Mặt chú trông như cái phướng lợn ấy! Ông ấy lảo đảo cả người. Ông ấy không thể tin rằng thằng chàng rể mà ông mong chờ lại là cậu bé ấy, và nó lại dám nói mặt ông trông giống cái thớt và cái phướng lợn. Ông ấy bảo: Tại sao mày dám ăn nói cục súc với tao như thế? Mày nói lại đi! Nghĩ mình không nói văn hoa. Cậu bé bèn lấy giọng nhã nhặn nói: Trông mặt chú giống như cái phướng lợn ăn cơm của nhà cháu! Ông chủ tập đoàn khai thác khoáng sản nổi điên đuổi thẳng cổ chàng trai hai mươi tuổi, không biết chữ ra khỏi nhà. Ông ấy mắng cậu bé là đồ vô học! Và ông kiên quyết cấm con gái mình gặp gỡ qua lại với cậu ấy. Buổi tối cô gái ấy không được phép ra khỏi nhà. Còn đi đâu cô bé cũng có hai vệ sĩ đi cùng. Thế là chuyện tình ấy bị ngăn sông, cấm đò cho đến khi cả hai đã bước vào tuổi 40. Trong suốt 20 năm ấy, cậu bé ngày xưa đã trưởng thành trong cuộc sống, trở thành một người đàn ông thành đạt. Anh sở hữa trong tay những nhà máy xi măng, sắt thép, và xây dựng lớn nhất nước. Số người làm thuê cho anh lên đến vài nghìn người. Nghĩ mình vô học nên bị bố vợ từ chối, anh đi học bổ túc văn hóa rồi lấy bốn cái bằng đại học, hai bằng thạc sĩ, một bằng tiến sĩ. Anh lại tìm đến nhà ông chủ tập đoàn khoáng sản xin cưới con gái ông. Nhưng ông này vẫn nhớ mối hận chết vợ năm xưa từ chối anh. Ông ấy nói ông muốn có rể làm công chức, thay vì là doanh nhân thô bỉ. Thế là anh lại cạy cục đi xin xỏ, đi học thêm cái bằng đại học tại chức về kinh tế để làm lãnh đạo của một cơ quan về tài chính của nhà nước. Rồi anh lại đến tìm ông chủ tập đoàn khoáng sản xin làm rể. Đến lúc này ông chủ tập đoàn khoáng sản kia nói toét vào mặt anh ấy. Ông ấy nói: Mày đã làm chết người nhà tao, bây giờ mày phải đền người cho nhà tao rồi mới nói chuyện! Đến lúc này thì anh ấy buồn bã mà đành chấp nhận buông tay. Nhưng có một người em gái kết nghĩa của anh không chấp nhận điều ấy. Cô ấy đã bày mưu để hai anh chị ấy gặp lại nhau vào buổi chiều ở nhà hàng của người bạn. Lúc này họ đã bước vào tuổi bốn ba. Trong buổi chiều hôm ấy, hai người đã đi ra phường đăng ký kết hôn để trở thành vợ chồng. Từ đó, vào buổi chiều họ thường bí mật gặp nhau tại căn hộ của một người bạn. Nhờ ý tưởng của em gái kết nghĩa, họ nhờ người mang thai hộ. Cuối cùng thì sau khoảng mười tháng, có bốn đứa bé khỏe mạnh, xinh xắn chào đời trong niềm vui khôn tả của hai vợ chồng. Hai đứa giống anh, hai đứa giống chị, chúng đều đẹp như tranh vẽ. Ngày ông ấy phát hiện ra sự việc, thì mọi chuyện đã rồi. Dù anh ấy đã gián tiếp làm mất một người trong gia đình ông, và đã đền bằng bốn người. Nhưng ông ấy kiên quyết không chấp nhận việc này. Vì ông ấy đã tuyên bố với cả tập đoàn là không chấp nhận hôn sự này, nên không biết ăn nói với mọi người như thế nào. Cô em láu cá của anh ấy đã phô tô công chứng rất nhiều bản sao đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh, và bằng chứng nhờ mang thai hộ về sự ra đời của bốn đứa bé. Cùng một đoạn video ghi lại những lời anh chị muốn nói về chuyện này với mọi người, cộng thêm những hình ảnh của cả gia đình. Cô ấy gửi cho mỗi người trong tập đoàn một bộ cùng một ít bánh cưới cho toàn tập đoàn theo phong tục báo hỷ. Thế là ông bố vợ bất đắc dĩ của anh đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng ông vẫn không chấp nhận hôn sự này. Cô con gái yêu của ông cũng không vừa, chuyện đã rồi nên thỉnh thoảng bất ngờ nhờ ông trông bốn đứa cháu một lúc. Rồi bí mật ghi lại những khoảng khắc đáng yêu giữa ông và các cháu. Sau đó chiếu đoạn clip những khoảng khắc đáng yêu này cho toàn tập đoàn xem. Nghĩ không chấp nhận hôn sự, họ cũng đã trở thành vợ chồng. Lại thương con, thương cháu nên ông đành đồng ý đám cưới. Một đám cưới lớn được tổ chức giữa một ông chủ tập đoàn sắt thép xây dựng, và một tiểu thư là người thừa kế của một tập đoàn khác. Họ là hai con người vĩ đại, với tình yêu cũng vĩ đại dành cho nhau. Gạt qua sự cố chấp của hơn hai mươi năm về trước, ông chủ tập đoàn khoáng sản ngày nào thật sự rất tự hào về chàng rể quý của mình. Đúng là anh hùng không kể xuất thân. Tình yêu thì không có biên giới. Chính nhờ tình yêu mà chàng trai không cha, không mẹ ngày nào có thêm nghị lực phi thường phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Cuối cùng thì anh ấy đã trở thành người thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống. Chuyện tình cổ tích của họ là chuyện cổ tích giữa đời thật, mà nói ra cứ như là chuyện đùa!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét